Tình bạn trong nhà trường phổ thông.

Tình bạn trong nhà trường phổ thông

Đã rất nhiều người đặt ra câu hỏi: Tại sao tình bạn trong trường phổ thông (đặc biệt là trong 3 năm học cấp III) lại gắn kết, thiêng liêng cao cả hơn những tình bạn khác mà mỗi người có được trong suốt chặng đường đời? Bản thân tôi cũng đã nghĩ nhiều về vấn đề này, tuy không phải là nhà tâm lý học, cũng không dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu lĩnh vực này… nhưng mạo muôi đưa ra đây vài suy nghĩ thiển cận của mình, mong các bạn đóng góp thêm để làm sáng tỏ câu hỏi trên nhé.

Trước hết, cũng cần phải nói rằng, nói như vậy cũng chưa phải là chính xác hoàn toàn vì trong thực tế có rất nhiều tình bạn đẹp đâu phải chỉ phát sinh trong nhà trường phổ thông!? Tuy nhiên, về cơ bản, vẫn đúng. Trên con đường mà chúng ta đa đi trong suốt cuộc đời, mỗi người đã trải qua biết bao nhiêu những thăng, trầm của cuộc sống, với biết bao nhiêu “bến đỗ” khác nhau sau khi tốt nghiệp trường phổ thông, VD như đi học tiếp các trường đại học, trung học chuyên nghiệp; đi lính; làm các công việc khác nhau;… Như vậy, ở mỗi môi trường, lĩnh vực công tác, học tập và làm việc, mỗi người đều có một tập thể mới, tình bạn mới (chưa kể đến tình bạn khác nảy sinh trong các quan hệ xã hội). So sánh (một cách tương đối) tình bạn trong nhà trường phổ thông với những tình bạn ở các lĩnh vực khác (theo nghĩa rộng) thì tình bạn trong nhà trường phổ thông vẫn đẹp hơn, vì một số lí do sau:

– Trước hết, đó là sự vô tư, trong sáng, hồn nhiên, chân thành. Bởi gian đoạn này tất cả chưa phải là người lớn, các thành viên trong tập thể chưa bị ràng buộc với nhau bởi tình cảm, vật chất, quyền lực… Nên chưa xuất hiện sự bon chen, âm mưu, thủ đoạn…. sống với nhau ân cần, cởi mở. Mục đích chính chỉ có học và…nghịch ngợm (Nhất quỉ – nhì ma – thứ ba học trò mà)…

– Thứ hai là sự bình đẳng, bác ái. Trong giai đoạn này tất cả đều sống phụ thuộc gia đình về kinh tế, nên không có ai phụ thuộc vào ai về kinh tế cả, không có sự phân biệt giầu – nghèo trong tập thể; quan hệ với nhau không mang tính chất vụ lơi. Tất đều cùng một lứa tuổi (có chăng thì chỉ hơn, kém nhau 1 vài tuổi là cùng), nên dễ đồng cảm hơn, dễ hiểu nhau hơn, dễ gần nhau hơn, sẵn sàng tha thứ cho nhau….Mặt khác, tất cả các thành viên đều có chung một quê hương, bản quán, nên không có sự “phân biệt đối xử”, không có tình trạng “đồng hương, đồng khói”, chia bè, kéo cánh, nội bộ đánh nhau…

– Thứ ba là, ở giai đoạn này sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tâm – sinh lí, làm cho các thành viên bước qua được “thời thơ bé” (Cấp I, Cấp II), nên cảm nhận về tình cảm bạn bè đã cao hơn, rộng mở hơn, tự do hơn và thoải mái hơn (nếu như học cấp 1,2 con trai ít dám nói chuyện, gần gũi với các bạn gái, thì gian đoạn này, hàng rào ngăn cách đó đã bị dỡ bỏ). Hình thành một tập thể hòa đồng, cởi mở, chan hòa. Trong khi đó, 03 năm học cấp III thì lại quá ngắn ngủi…nên ai cũng mong muốn trân trong và giữ gìn. Kết thúc học phổ thông, cũng chính là kết thúc một giai đoạn cơ bản của tuổi thơ. Từ đó con người bước vào cuộc sống mới với biết bao nhiêu những toan tính, bon chen, âm mưu, thủ đoạn…để mà sống, để mà tồn tại… Chính vì vậy, con người đã mất đi sự vô tư, trong sáng, hồn nhiên. Mất rồi, nên lại phải tìm kiếm, và sự tìm kiếm đó chỉ có kết quả khi quay lại với chính các bạn đã từng học với nhau trong nhà trường phổ thông…

Có lẽ vì vậy mà nhiều người cho rằng: Tình bạn trong nhà trường phổ thông là thiêng liêng và cao quí nhất!!!???

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *